Thị trường đồ gỗ nội ngoại thất Việt Nam và những câu chuyện gây “ tranh cãi”.

 

Vật liệu gỗ được sử dụng khá nhiều và yêu thích tại Việt Nam, hầu hết các gia đình đều mong muốn sở hữu những món đồ nội thất từ gỗ. Với tính năng bền, đẹp và sang trang Việt Nam có một thị trường sử dụng đồ gỗ vô cùng rộng lớn và có tầm phát triển mạnh vươn ra thị trường thế giới.

  1. S ( STRENGTHS): Điểm mạnh của ngành gỗ

Việt Nam được biết đến là quốc gia “ Rừng vàng biển bạc” với tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú- một sự ưu ái  tuyệt vời của “mẹ thiên nhiên”.

Năm 2016, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn diện tích rừng toàn quốc hiện là 14,38 triệu ha ( trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 10,24 triệu ha và 4,13 triệu ha là rừng trồng)

Việt Nam được xếp thứ 16 trên thế giới trong danh sách các quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất. Sự đa dạng về khí hậu, địa hình, tạo nên tính đa dạng sinh học ở Việt Nam với hàng trăm laoij gỗ khác nhau được xếp theo nhóm, với độ quý hiếm cao. Phải kể đến những cái tên như Bách xanh, Thông đỏ, Cẩm lai,…

Bên các đó, Việt Nam là nước có nghề chế biến và thiết kế sản phẩm từ gỗ lâu đời, có kinh nghiệm và những điểm vàng về nhân lực và nguồn lực.

  1. W ( Weaknesses): Những hạn chế cần phải khắc phục

Việt Nam sở hữu nguồn trữ lượng gỗ khá lớn nhưng ngày càng hạn hẹp hơn, thậm chí một số loài đã nằm trong danh sách “Sách đỏ”. Vấn đề qui hoạch, khai thác rừng chưa được quan tâm chật chẽ với những chính sách thắt chặt nên xảy ra tình trạng khai thác bừa bãi, khai thác không gắn liền với công nghệ chế biến hay không đi liền với khôi phục, cải tạo và trồng rừng.

Nạn lâm tạc hoành hành với những thiệt hại nặng nề, theo báo cáo từ năm 2012- 2017 diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm, diện tích do phá rừng trái phép chiếm 11%. Các vụ liên quan đến phá rừng từ nhiên ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh thái khu vực. các tỉnh Quảng Nam, Lâm Đồng, Đăk lak,… là những khu vực xảy ra nhiều và nghiêm trọng.

Mặc dù có những lợi thế nhất định về tài nguyên rừng, nhưng hiện tại Việt Nam vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào việc nhập khẩu gỗ tại các nước khu vực sông Mekong như Lào, Campuchia nên việc kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn.

  1. O ( Opportunities): Cơ hội với tầm nhìn vươn xa ra thế giới

Thị trường  gỗ Việt Nam có những tiềm năng phát triển và đẩy mạnh. Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có xu hướng phát triển cao kèm theo đó là nhu cầu đồ gỗ nội thất trên thế giới tăng 3,5%, thương mại đồ gỗ tăng 4%, mở ra thị trường lớn cho Việt Nam.

Ông Helmut Merkel, Tổng biên tập tạp chí MOBELMARKT ( Đức) chia sẻ, nhu cầu tiêu dùng đồ Gỗ tại Đức gia tăng và tập trung vào các sản phẩm, màu sắc thiết kế tự nhiên với chức năng tích hợp, giá cả phải chăng.

Bài toán đặt ra cho chúng ta là vấn đề xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại đưa tầm ảnh hưởng của công nghiệp gỗ Việt Nam ra thị trường thế giới.

  1. T (Threats): Thách thức phải đối mặt

Thị trường gỗ Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi các chính sách thu hút đầu vào gỗ tự nhiên của Trung Quốc, nên giá gỗ tự nhiên mấy năm nay có xu hướng gia tăng.

Các sản phẩm của Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh không chỉ bên ngoài thế giới mà còn ngay trong thị trường nội địa.