Quận 6- “ China Town” với những thiết kế nội ngoại thất độc đáo

Chợ Bình Tây

Sài Gòn được biết đến là trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước với những khu thương mại sầm uất mang phong cách hiện đại. Bên cạnh những nét đẹp hiện đại, khi đến với Quận 6 Sài Gòn bạn sẽ được sống trong không gian mang đậm bản sắc Châu Á, “China town” ở Việt Nam.

“ Hong Kong bên hông chợ Lớn” là câu nói dành cho nơi đây.

Theo thống kê, số dân cư người Hoa sống tập trung đông nhất ở Quận 6. Đi dọc ven kênh Tẻ bạn sẽ được chứng kiến một màu sắc rất khác của Sài Thành, khung cảnh cổ kính với màu sắc đặc trưng mang phong cách Trung Hoa.

Chợ Bình Tây

Chợ Bình Tây hay còn gọi là chợ Lớn, nơi đây được hiến tặng từ một doanh nhân người Hoa tên Quách Đàm. Chợ được xây dựng bằng kỹ thuật phương Tây, nhưng mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc. Tháp giữa vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”, 4 góc chòi được lập mái ngói âm dương , chồng lớp lên nhau khiến không gian thoáng đãng hơn. Dựng quanh bệ đá là 4 con sư tử ngậm châu và rồng phun nước. Chợ Lớn là trung tâm thương mại lớn, hoạt động lâu đời nhất ở Sài Thành trước nay. Dù đã trải qua rất nhiều năm tháng phát triển cùng Sài Gòn nhưng nơi đây vẫn giữ được nét đẹp cổ kính riêng giữa lòng đô thị hiện đại.

Khung cảnh ngày tết

Bên cạnh những kiến trúc Trung Hoa cổ kính, chợ Bình Tây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các mặt hàng xứ Hoa đặc trưng để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách Trung Quốc, người yêu mến nét đẹp văn hóa Trung, cũng như là địa điểm du lịch nổi tiếng của Sài Thành. Đặc biệt là vào thời điểm tết âm lịch, sắc vàng và đỏ của câu đối, pháo bông,… đã tạo nên một không khí vô cùng độc đáo ở nơi đây.

Kiến trúc đền chùa đa dạng.

Chùa Giác Hải được xây dựng cuối thế kỉ XIX, do bà Trần Thị Liễu xây cất để cúng cho Hoằng Ân. Chùa được xây như một nhà thờ Thiên Chúa với 5 lớp nhà: Chính diện, Giảng đường, Đông đường, Đông lang và Tây Lang.

Chùa Giác Hải

Tại Chính điện là căn nhà trần cao, chân tường ốp đá xanh cao 3 lớp. Bên ngoài có 3 chữ Hán “Giác Hải Tư” ở chính giữa, hai bên phía trên cửa sổ có đắp nổi 2 con rồng uốn khúc. Trên tường có hàng chữ Hán kể lại sơ lược sự tích Đức Phật Thích Ca. Tổng thể ngôi chùa được dựng khung chính với 10 cột tròn vẽ rồng uốn quanh. Nơi đây còn lưu giữ pho tượng gỗ cổ của bộ tượng Ngũ Hiền ( Tượng Đức Phật Thích Ca và các vị Bồ Tát Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền),…

Không gian bên ngoài chùa hiện có 4 bảo tháo: Hoàng Thượng Từ Phong, Hoàng thượng Chơn Mĩ, Hoàng thượng Hoàng Huệ, Hoàng thượng Chính Thu.

Với những nét kiến trúc đầu thế kỷ XX, đã tạo nên một không gian đặc biệt mới cho kiến trúc chùa tại thành phố. Ngoài ra, chùa Từ Ân, chùa Thảo Đường cũng có những kiến trúc riêng,… Thiết kế đền, chùa ở Việt Nam rất đa dạng và đặc sắc , mỗi vùng miền, mỗi thời điểm xây dựng lại mang một nét đẹp riêng tạo nên văn hóa dân tộc đa dạng, nhiều màu sắc.